Không có sản phẩm trong hộp.

Sắt là một chất dinh dưỡng cần thiết cho những chức năng hoạt động trong cơ thể của chúng ta mỗi ngày, một trong những chức năng được xem là quan trọng nhất đó là vận chuyển oxy trong máu.
Theo Trung tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh (CDC) đã ước tính rằng, có đến khoảng 80% dân số thế giới đang gặp phải tình trạng thiếu sắt, trong đó có khoảng 30% gặp phải vấn đề thiếu máu do thiếu sắt. Thực tế cho thấy, hầu hết chúng ta đều không đặt nhiều sự quan tâm đến loại dưỡng chất này. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về chất sắt, từ việc chúng quan trọng như thế nào, những tác hại khi thiếu chúng và cách để ta có thể bổ sung sắt.

Chất sắt quan trọng như thế nào?
Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hoá protein và góp phần vào trong quá trình sản xuất huyết sắc tố và hồng cầu, ngăn ngừa xảy ra tình trạng thiếu máu.
Huyết sắc tố là một dạng protein quan trong được sắt tạo ra, chúng được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu với nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể và cung cấp cho các tế bào. Ngoài ra, sắt còn tham vào nhiều chức năng của enzyme, góp phần vào trong nhiều phản ứng enzyme giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng một cách tốt nhất. Nhìn chung, loại dưỡng chất này có ích trong việc tạo nên một sức khoẻ tổng thể.
Nguyên nhân khiến bạn bị thiếu sắt
Theo viện Y Tế Quốc Gia (NIH) thì chế độ ăn uống không khoa học hoặc cơ thể có khả năng hấp chất sắt thấp là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng này.

Những đối tượng có khả năng cao gặp phải tình trạng thiếu sắt, đó là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hoặc đang mang thai, người có chế độ ăn kiêng không lành mạnh, người thường hay hiến máu, người mắc bệnh ung thư, suy tim, rối loạn tiêu hoá và người ăn chay không thay thịt bằng một loại thực phẩm có chứa nhiều chất sắt.
Tác hại và cách nhận biết khi bạn bị thiếu sắt là gì?
Có thể thiếu sắt sẽ gắn liền với bệnh thiếu máu, hiện tượng này cho thấy cơ thể bạn đang thiếu đi những tế bào hồng cầu khoẻ mạnh. Cơ thể thiếu sắt đồng nghĩa với việc các tế bào hồng cầu không được sản xuất đủ để mang oxy cung cấp cho những tế bào. Khi đó cơ thể bạn sẽ phải làm việc vất vả hơn mới có thể vận chuyển oxy đến não, các mô và những bộ phận khác, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy kiệt sức và yếu ớt.
Một số triệu chứng khác mà bạn có thể cảm nhận được khi cơ thể bị thiếu sắt, đó là da vàng nhợt nhạt, cơ yếu, thay đổi cân nặng và khẩu vị đột ngột, khó tập trung và ghi nhớ, chóng mặt và còn nhiều hơn thế nữa..

Bạn cũng có thể tự kiểm tra cho chính mình bằng phương pháp xét nghiệm ferritin huyết thanh, một số người đã vô tình phát hiện ra cơ thể mình đang trong tình trạng thiếu sắt qua những lần hiến máu của họ vì trong lượng máu ấy có nồng độ chất sắt thấp.
Làm thế nào để cải thiện được tình trạng thiếu sắt?
Điều đầu tiên bạn có thể làm đó là bổ sung nhiều hơn các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, chúng sẽ giúp cơ thể bạn tăng khả năng hấp thụ chất sắt cao hơn.
8 miligam là liều lượng chất sắt tối thiểu mà cơ thể ở người nam giới và phụ nữ lớn tuổi cần hấp thụ mỗi ngày, đối với phụ nữ tiền mãn kinh thì cần đến 18 miligam và ở những người ăn chay thì hàm lượng này phải cao gấp 1,8 lần vì những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật sẽ chứa lượng sắt ít hơn trong thịt.
Theo Văn Phòng Phòng Ngừa Dịch Bệnh Và Nâng Cao Sức Khoẻ Hoa Kỳ (ODPHP), liều lượng chất sắt mà cơ thể người cần hấp thụ mỗi ngày được nêu ra cụ thể như sau:
- Trẻ em từ 1-3 tuổi: 7 miligam
- Trẻ em từ 4-8 tuổi: 10 miligam
- Trẻ em từ 9-13 tuổi: 8 miligam
- Phụ nữ từ 14-18 tuổi: 15 miligam
- Nam từ 14-18 tuổi: 11 miligam
- Phụ nữ từ 19-50 tuổi: 18 miligam
- Nam từ 19 tuổi trở lên: 8 miligam
- Phụ nữ từ 51 tuổi trở lên: 8 miligam
- Phụ nữ có thai và cho con bú: 27 miligam
Đối với phụ nữ đang cho con bú, bản thân bên trong lượng sữa của họ đã có sẵn lượng chất sắt có khả dụng sinh học cao, tuy nhiên họ vẫn sẽ phải cần bổ sung thêm những loại thực phẩm bên ngoài để bổ sung thêm.
Trẻ nhỏ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đủ lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể mình qua chế độ ăn uống, đặc biệt nếu đứa trẻ ấy kén ăn.

Nếu bạn là người ăn chay hoặc thuần chay, bạn sẽ phải cần tìm hiểu thật kỹ cách để có thể tự bổ sung chất sắt cho bản thân mình. Vì hầu hết chất sắt trong các loại thực phẩm từ thực vật sẽ không thể hấp thụ được trọn vẹn như các loại sản phẩm từ động vật. Rau bina và các loại đậu là các loại thực phẩm mà bạn có thể tìm thấy sắt trong đấy. Một cách hữu ích cho những người ăn chay, đó là tiêu thụ thêm những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C để giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ tối đa lượng chất sắt.
Tác hại khi một cơ thể có quá nhiều sắt
Quá tải sắt là tên gọi cho sự tích tụ quá nhiều dẫn đến dư thừa trong cơ thể, một hiện tượng rối loạn có thể xảy ra từ việc này được gọi là bệnh hemochromatosis. Một số hiện tượng khác có thể xảy ra đối với một cơ thể có quá nhiều chất sắt tồn động bên trong như buồn nôn, chuột rút và táo bón.
Sắt có thể tương tác trực tiếp với các loại chất dinh dưỡng khác, đặc biệt là canxi. Một số nghiên cứu về sự tương tác này đã cho thấy canxi có thể gây cản trở cho cơ thể hấp thụ sắt, những nhà nghiên cứu khuyên rằng cách tốt nhất để tránh gặp phải tình trạng này đó là không nên dùng chúng cùng một lúc, tốt nhất là nên cách nhau 24 giờ.
Tóm lại, lượng sắt mà chúng ta cần cho mỗi ngày sẽ tuỳ thuộc vào độ tuổi, giới tính và chế độ ăn uống. Rõ ràng là phụ nữ sẽ cần tiêu thụ chất sắt nhiều hơn nam giới, cơ thể họ sẽ có nhu cầu được hấp thụ chất sắt nhiều hơn bắt đầu từ khoảng thời niên thiếu, khi họ đã bắt đầu có chu kỳ kinh nguyệt.
Nguồn: draxe.com, wikipedia.org
Có thể bạn quan tâm: