Không có sản phẩm trong hộp.

Khoai lang là một loại củ nằm dưới lòng đất. Khi nhắc đến khoai lang, bạn sẽ nghĩ ngay đến một loại thực phẩm tinh bột bổ dưỡng, ăn ngon và rất no. Với màu sắc đa dạng như trắng, tím, vàng hoặc cam…củ khoai lang không chỉ bổ dưỡng mà còn gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người. Thuần Chay xin gửi đến bạn thêm những thông tin về chúng trong bài viết sau đây, mời bạn cùng đọc nhé!
Thành phần dinh dưỡng của khoai lang
Khoai lang giàu hàm lượng chất chống oxy hoá gọi là beta carotene, nhiều chất xơ, carb…Chúng cũng thường được xem là một món ăn chính hoặc ăn phụ với những cách làm đa dạng khác nhau như luộc, nướng, hấp hoặc chiên…
Beta Carotene
Chất này có nhiều trong khoai lang, chúng rất có hiệu quả trong việc nâng cao nồng độ vitamin A trong máu, hiện tượng này đặc biệt xảy ra trong cơ thể trẻ em.
Carbs
Trong một củ khoai lang luộc cỡ trung bình có chứa khoảng 27gr carbs, trong đó có tới 53% là lượng tinh bột có trong carbs. Việc lượng tinh bộ chiếm tỉ lệ cao như thế đồng nghĩa với chỉ số đường huyết (GI) trong khoai lang cũng thuộc mức trung bình đến cao, cụ thể giao động ở mức 44-96.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc tiêu thụ một lượng lớn khoai lang trong một bữa ăn là không phù hợp đối với những bạn đang mắc phải bệnh tiểu đường loại 2. Chỉ số (GI) sẽ ở mức thấp hơn khi khoai được luộc so với chiên hoặc nướng…
Tinh bột
Tỉ lệ tinh bột trong khoai lang được chia thành 3 loại như sau:
- Tinh bột tiêu hoá nhanh (80%) : nhanh chóng hấp thụ dẫn đến (GI) tăng.
- Tinh bột tiêu hoá chậm (9%) : phân huỷ chậm dẫn đến (GI) tăng chậm.
- Tinh bột kháng (11%) : loại này không tham gia vào quá trình tiêu hoá và hấp thụ mà chúng lại có chức năng như chất xơ, chúng cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột. Lượng tinh bột kháng có thể được tăng lên khi khoai đã được làm nguội.
Chất xơ
Khoai lang luộc có nhiều chất xơ, một củ kích cỡ trung bình có chứa khoảng 3,8 gram, gồm những chất xơ hoà tan và không hoà tan.
Chất xơ hoà tan pectin có thể làm tăng cảm giác no, làm giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn trong cơ thể của bạn.
Chất xơ không hoà tan cũng có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường và cải thiện sức khoẻ cho đường ruột.
Chất đạm
Khoai lang không chứa nhiều đạm, một củ kích cỡ trung bình chỉ có khoảng 2 gram. Trong 2 gram đó thì có khoảng 80% là sporamins (tên của 1 loại protein). Sporamins có thể có chức năng chống oxy hoá, nhưng cần phải tìm hiểu kỹ hơn về chức năng này của chúng.
Vitamin và khoáng chất
- Pro-vitamin A : là loại beta carotene mà cơ thể chúng ta có thể chuyển hoá thành vitamin A. 100 gram sẽ cung cấp đủ lượng vitamin A cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
- Vitamin C : làm giảm cảm lạnh và cải thiện sức khoẻ cho làn da.
- Kali : khoáng chất cần thiết cho việc kiểm soát chỉ số huyết áp.
- Vitamin B6 : có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi thức ăn thành năng lượng.
- Vitamin B5 : là axit pantothenic, được tìm thấy hầu hết trong các loại thực phẩm.
- Vitamin E : có thể giúp bạn chống lại các tác hại của quá trình oxy hoá.
So sánh giữa khoai lang và khoai tây
Hai loại khoai này có chứa một lượng nước, carbs, chất béo và protein tương đương nhau.
Khoai lang có thể có chỉ số (GI) thấp và lượng đường, chất xơ cao hơn. Hai loại có lượng vitamin C và Kali dồi dào, tuy nhiên khoai lang lại có thể beta carotene có thể chuyển hoá thành vitamin A.
Khoai tây giữ no lâu hơn nhưng chúng có chứa hợp chất glycoalkaloid, nếu có nhiều hợp chất này trong cơ thể sẽ không tốt.
Lợi ích từ khoai lang
Không lo thiếu vitamin A
Việc thiếu hụt loại vitamin A sẽ dẫn đến một số tình trạng có hại cho sức khoẻ, bao gồm việc bị tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn đôi với mắt, có thể làm mù loà. Ngăn chặn chức năng miễn dịch làm tăng tỷ lệ tử vong.
Màu sắc vàng và cam của khoai lang là minh chứng rõ nhất cho việc chúng có chứa nhiều beta carotene. Vì thể khoai lang là một thực phẩm chiến lược trong việc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin A ở nhiều quốc gia.
Điều chỉnh lượng đường
Khoai lang trắng có thể cải thiện được các triệu chứng ở những người mắc tiểu đường loại 2. Chúng có khả năng làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và mức cholesterol LDL (có hại) mà còn làm tăng độ nhạu insulin trong cơ thể.
Nguy cơ ung thư
Một chế độ ăn giàu các chất chống oxy hoá như carotenoid sẽ mang những lợi ích có ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm nguy cơ ung thư dạ dày, thận và ung thư vú.
Một tác dụng phụ nhỏ
Đối với những bạn bị sỏi thận thì có thể hạn chế hoặc không dùng khoai lang, vì trong chúng có chứa các chất oxalat có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Loại củ dưới lòng đất này thật sự rất có ích cho sức khoẻ của bạn, chúng bổ dưỡng, giá thành rẻ và dễ chế biến. Bạn hãy xem bài viết trên là một nơi để tham khảo để từ đó có thể sử dụng khoai lang một cách thông minh và phù hợp hơn cho cơ thể của mình.
Nguồn: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm