Không có sản phẩm trong hộp.
Lá tía tô là loài cây thảo sống quen thuộc với mỗi gia đình, mọc quanh năm, giá trẻ, có vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á.

Tía tô ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt.
Theo Đông y, lá tía tô có mùi thơm, vị cay, tính ấm, không độc và được dùng để chữa cảm sốt, khó chịu trong người, ho do cảm lạnh, cảm cúm, đau bụng, tiêu chảy, giảm viêm và làm trắng da,…
Người ta thường hái 2 lần lá già chứa cả phần cuống, mỗi lần cách nhau một tháng, sau đó đem sấy nhẹ hoặc phơi ở nơi mát cho đến khi nào khô mà vẫn giữ được màu sắc và hương vị.
Đây là loại rau thơm rất phổ biến, không chỉ dùng để ăn kèm với nhiều món ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh.
Tác dụng làm đẹp
Một số chất trong lá tía tô có thể ức chế sự tổng hợp của melatonin và tyrosinase, giúp da trở nên sáng hơn. Ngoài ra, lá tía tô còn có tác dụng trong việc tẩy tế bào chết và làm mềm da, giảm thiểu các vết chai sạn.
Vì thế, bạn có thể uống trà tía tô mỗi ngày để có làn da đẹp hoặc dùng để rửa mặt, gội đầu (trong trường hợp tóc và da bị khô), súc miệng giúp cho răng miệng chắc khỏe và mang lại hơi thở thơm tho.
Giúp điều trị các bệnh ngoài da
Tía tô còn có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh mề đay và dị ứng.
Cụ thể, nhờ chứa nhiều tinh dầu có tính kháng khuẩn cao cùng với nhiều loại vitamin (A, B1, B4, B6, C,…) và chất khoáng (sắt, kẽm,…) nên tía tô có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh da liễu, gồm cả bệnh mề đay, vì tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Hơn thế nữa, tía tô cũng làm dịu đi một số triệu chứng dị ứng (như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt,…) cũng như điều trị các chứng mẫn cảm và dị ứng theo mùa đã được chứng minh.
Vì trong lá tía tô chứa thành phần axit rosmarinic, axit alpha-lineolic, quercetin và luteolin, các thành phần này có tác dụng trong việc ngăn chặn quá trình sản xuất histamine và làm giảm cytokine, làm hạn chế tình trạng xuất hiện dị ứng trên cơ thể đồng thời giảm viêm hiệu quả.
CÁCH LÀM TRẮNG DA TOÀN THÂN VỚI LÁ TÍA TÔ
Tắm lá tía tô và chanh giúp trắng da toàn thân
Nếu bạn thắc mắc “tắm lá tía tô có trắng da không?” thì câu trả lời là có. Và một trong những công thức nước tắm lá tía tô mà bạn có thể áp dụng là sự kết hợp giữa lá tía tô và chanh. Đây là công thức giúp tăng đề kháng cho làn da, ngừa viêm nhiễm ngoài da, giúp sát khuẩn tốt và mang lại làn da trắng mịn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm
- 1 năm lá tía tô tươi,
- 1 quả chanh,
- 1 ít muối
Để thực hiện:
- Rửa sạch lá tía tô cho vào nồi nấu sôi khoảng 5 phút.
- Cho 1 ít muối vào nồi và pha lạnh nước, rồi vắt chanh vào.
- Sử dụng hỗn hợp này tắm sau khi đã tắm. Lá có thể chà trên bề mặt da đến khi nát ra.
- Có thể tắm 3-4 lần/tuần, sau 1 tuần bạn có thể quan sát lại làn da và cảm nhận nhé.
Mong rằng thông tin hữu ích đến với bạn!