Không có sản phẩm trong hộp.

Axit folic còn được gọi là vitamin B9 (folate), một loại vitamin tan trong nước có những tác động mạnh mẽ đến nhiều vấn đề sức khoẻ, đặc biệt là cần thiết đối với những phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ. Ngoài ra, chúng còn hỗ trợ cho quá trình sản xuất các tế các tế bào hồng cầu và sự phát triển của thai nhi. Bài viết này sẽ có tất cả mọi thông tin về những lợi ích thiết thực từ loại dưỡng chất này, bạn hãy cùng xem chúng sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ của chúng ta nhé!

Vì sao chúng ta lại cần axit folic?
Một số triệu chứng thường gặp phải cho thấy cơ thể bạn đang thiếu loại vitamin này, bao gồm như mệt mỏi, loét miệng đau đơn hoặc có thể dẫn đến chứng dị tật bẩm sinh, những vấn đề liên quan đến tim mạch, khuyết tật ống thần kinh, nứt đốt sống và não. Nhìn chung thì đây đều là những triệu chứng có mức độ nguy hiểm và gây tổn thương rất cao cho cơ thể.
Axit folic là một dạng tổng hợp của folate được tìm thấy trong hầu hết các loại vitamin, chất bổ sung và các sản phẩm tăng cường trước thời khi sinh. Các bác sĩ thường xuyên nhắc đến việc bổ sung đầy đủ lượng folate cần thiết để hạn chế tối đa việc gặp phải những biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn thai kỳ.
Phụ nữ mang thai
Vào năm 1991, một khuyến cáo từ Centers for Disease Control and Prevention với nội dung rằng, những người phụ nữ mang thai có tiền sử về việc mắc phải tình trạng khuyết tật ống thần kinh thì nên bắt đầu dùng 4.000 microgam axit folic vào mỗi ngày kể từ lúc họ bắt đầu có kế hoạch mang thai.

Vào năm 1992, the U.S Public Health Service đã đưa ra một khuyến cáo đến cho những người phụ nữ khi bước vào độ tuổi sinh đẻ thì nên bắt đầu tự bổ sung ít nhất 400 microgam axit folic vào trong chế độ ăn của mình mỗi ngày.
Những lợi ích từ axit folic là gì?
Rất tốt cho giai đoạn thai kỳ
Axit folic tham gia trực tiếp bào quá trình tổng hợp DNA và những phản ứng enzym quan trọng diễn ra trong cơ thể. Trong thời kỳ mang thai, lượng folate mà bạn cần phải bổ sung để cơ thể có thể hấp thu và giúp cho thai nhi được phát triển một cách bình thường và khoẻ mạnh được tăng lên, thậm chí là gấp đôi so với hàm lượng thông thường.
Một số tình trạng thường thấy nhất ở việc cơ thể không có đủ lượng folate như dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh làm ảnh hưởng đến não, cột sống và tuỷ sống. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và còn thấy được rằng việc cung cấp đủ lượng folate cần thiết cho cơ thể còn giúp cho bạn có thể giảm được nguy cơ thiếu máu, sinh non và các biến chứng trong thai kỳ.
Phòng chống nguy cơ ung thư
The Department of Medicine at St. Michael’s Hospital đã từng công bố kết quả về việc luôn duy trì folate đầy đủ có thể làm giảm một số nguy cơ gây nên một số loại bệnh như ung thư tuyến tuỵ, ung thư vú nhất định.
Những nghiên cứu khác còn cho thấy, loại chất này có thể liên quan đến một số loại ung thư khác như trực tràng, thực quản, buồng trứng.
Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở đây đó là những loại thực phẩm bổ sung hoặc tăng cường nếu có quá nhiều lượng axit folic sẽ có thể liên quan đến việc làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư.
Tốt cho tim mạch
Mức độ axit folic và mức độ homocysteine là đối nghịch nhau. Điều này có tác động trực tiếp đến việc liên quan đến các tình trạng gây nên bệnh tim. Năm 2012, một phân tích ở Trung Quốc đã cho thấy kết quả trong mỗi tăng lượng axit folic lên 200 microgam thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch được giảm xuống khoảng 12%.

Phát triển xương khớp
Homocysteine ở mức độ cao thì ngoài sự ảnh hưởng đến các triệu chứng về tim mạch ra, chúng còn gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của xương khớp.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The New England Journal of Madicine đã cho thấy mức độ homocysteine cao là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng gãy và loãng xương ở người cao tuổi.

Bằng cách tăng sự hấp thụ axit folic sẽ có thể làm giảm mức độ homocysteine và đồng thời tác động đến tốc độ chuyển hoá xương, giúp xương duy trì được sự chắc khoẻ.
Khả năng nhận thức
Nếu axit folic và một số vitamin khác như B12 không được cung cấp đủ cho cơ thể thì sẽ dẫn đến một số hiện tượng về việc suy giảm nhận thức và trí tuệ. Tình trạng này thường hay xảy ra đối với những người cao tuổi, theo công bố từ một nghiên cứu đã được The American Journal of Clinical Nutrition.
Việc bổ sung lượng axit folic sẽ làm tăng khả năng nhận thức, tư duy cho những người lớn tuổi, hoặc chúng còn có khả năng giảm được nguy cơ mắc chứng bệnh Alzheimer.
Giảm bớt hội chứng chân không yên
Đây là tình trạng xảy ra bởi sự thôi thúc di chuyển chân thường hay xảy ra vào ban đêm. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải hội chứng này, đặc biệt là những phụ nữ mang thai.
Một số dẫn chứng từ các bác sĩ chuyên môn cho rằng, hội chứng này bắt nguồn từ việc cơ thể thiếu đi axit folic, điều này đồng nghĩa với việc tăng cường bổ sung loại vitamin ấy có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng trên.
Thực phẩm có chứa axit folic
Bạn có thể tìm thấy loại vitamin này hầu hết trong những nguồn thực phẩm thực vật như trái bơ, rau bina, măng tây và các loại đậu. Chúng không chỉ có chứa axit folic mà còn có những loại vitamin và khoáng chất khác kèm theo.

Một cách khác để bạn có thể bổ sung loại chất này, đó là sử dụng một số chất bổ sung vào trực tiếp trong chế độ ăn uống của mình. Ngũ cốc nguyên hạt, mì ống hoặc gạo là sẽ là một số sản phẩm mà bạn cần.
Điều cần lưu ý
Bạn chỉ nên bổ sung axit folic ở mức vừa đủ, không thừa cũng không nên thiếu. Nếu thiếu hụt, cơ thể bạn sẽ gặp phải một số tình trạng như thiếu máu, suy nhược, đau đầu và mệt mỏi. Nếu dư, bạn có thể bị chuột rút, tiêu chảy hoặc bị lẫn.
Thông thường, 400 microgam là liều lượng trung bình mà một người trưởng thành cần cung cấp cho cơ thể mỗi ngày. Đối với những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, liều lượng ấy sẽ lần lượt tăng lên từ 500-600 microgam, tuỳ vào thể trạng của mỗi người.
Nguồn: draxe.com, wikipedia.org
Có thể bạn quan tâm: