7 công dụng đáng chú ý của hoa cúc

Là một loại hoa vô cùng gần gũi, nhưng không phải ai cùng biết. Cùng Thuần Chay tìm hiểu nhé!
Trên thị trường thì có 2 loại hoa cúc chính:

Cây cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum) là một cây mọc thẳng đứng, cao chừng 90cm. Phiến lá hình 3 cạnh tròn, thùy xẻ sâu. Cụm hoa hình cầu, đường kính nhỏ hơn loài có hoa trắng, thường chỉ độ 1 – 1,5cm. Hoa trong và ngoài đều màu vàng.

Cây hoa cúc vàng tươi rất đẹp trong nắng, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Cây hoa cúc vàng làm dược liệu

Cây cúc hoa trắng (Chrysanthemum sinense) là một cây sống hai năm hay sống dai, thân mọc thẳng đứng, có thể cao 0,5 – 1,4m, toàn thân có lông trắng mềm. Lá mọc so le, cuống dài 1 – 2,5cm, có lông trắng, phiến lá hình trứng hay hơi thuôn hai đầu tù. Cụm hoa hình đầu, màu trắng hay hơi tía ở phía ngoài, vàng ở giữa, mọc ở đầu cành hay kẽ lá.

Ngoài ra, chúng cũng có nhiều loại khác như dã cúc, kim cúc, cúc riềng vàng…

Công dụng tuyệt vời của hoa cúc

Theo Đông y, hoa cúc trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn, trong khi đó, hoa cúc vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, can và thận.

Hiện nay, loại dược liệu này được dùng trong dân gian để làm thuốc chữa các chứng nhức đầu, đau mắt, chảy nước mắt, cao huyết áp, sốt.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc còn có tác dụng kháng khuẩn gây cảm cúm và giúp làm giãn mạch máu, hạ huyết áp, giảm mỡ trong máu, đặc biệt là làm dịu bớt căng thẳng thần kinh, giúp bạn ngủ ngon giấc mà không bị trằn trọc.

Bông hoa cúc phơi khô dùng làm trà
Theo Đông y, hoa cúc vàng có vị đắng cay, tính ôn, vào 3 kinh phế, can và thận.

Trị mất ngủ

Trà hoa cúc được mệnh danh là liều thuốc ngủ tự nhiên tốt nhất. Uống một cốc trà hoa cúc trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn có một giấc ngủ ngon hơn.

Thải độc mát gan

Trà hoa cúc kết hợp với hoa kim ngân và bồ công anh là một bài thuốc giúp tiêu độc, nhuận gan, chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa và viêm gan cấp tính, sắc mặt tươi tắn hơn với làn da sáng mịn.

Hoa cúc làm thuốc trị đau đầu, viêm mũi

Từ lâu, hoa cúc đã được sử dụng để làm thuốc. Một chuyên gia về thảo mộc thế kỷ XVI đã khuyên dùng loại hoa này để điều trị viêm mũi và chứng đau nửa đầu

Hoa cúc giúp giảm viêm, trị mụn

Bên cạnh những công dụng của hoa cúc được nêu ở trên, chúng ta phải kể đến tác dụng giúp các vết thương nhỏ lành nhanh chóng và làm giảm các cơn đau nhức, vết sưng tấy hay bầm tím

Trị các bệnh về tiêu hóa

Vào thời xưa, vua Henry VIII của nước Anh đã ăn rất nhiều loại dược liệu này để trị bệnh loét dạ dày. Loại hoa này còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp giảm cơn thèm ăn và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như chứng viêm dạ dày, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan, túi mật, táo bón nhẹ

Trị các bệnh về hô hấp

Do có tác dụng chống viêm, bông cúc được dùng như phương thuốc thảo dược trị bệnh cảm cúm thông thường, viêm phế quản và viêm đường hô hấp trên,…

Giảm đau bụng kinh

Trà hoa cúc làm tăng hoạt chất giúp giảm co thắt cơ tử cung trong thời kỳ “đèn đỏ”, từ đó làm dịu các cơn đau bụng kinh khó chịu. Bạn cũng có thể dùng dầu chiết xuất từ hoa cúc thoa vào bụng dưới để xoa dịu chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên cẩn thận khi sử dụng trà hoa cúc bởi loại thảo dược này có thể tác động tới bào thai trong bụng.

Sử dụng hoa cúc trong đời sống

Thông thường, hoa cúc được sử dụng để làm trà hoa cúc, thức uống thanh tao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Có nhiều cách làm trà hoa cúc với những nguyên liệu khác nhau như cam thảo, atiso, táo đỏ, kỷ tử.

Tách trà hoa cúc trắng tao nhã thơm ngon và tốt cho sức khỏe
Pha trà hoa cúc thơm ngon tốt cho sức khỏe.

Một trong số đó, cách pha trà hoa cúc đơn giản nhất là dùng hai muỗng hoa cúc khô cho vào một tách nước nóng, ngâm khoảng 10 phút, sau đó vớt ra. Thế là bạn đã có một tách trà thơm ngon. Bạn nên uống 3 tách nhỏ mỗi ngày để nhận được tối đa tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe.

Bài thuốc bổ máu khi kết hợp hoa cúc, táo đỏ, kỷ tử, cam thảo và mật mía. Nấu cô đặc liu riu 2 ngày 1 đêm tạo thành mật giúp phục hồi sinh lực, kháng viêm, hết choáng váng, da dẻ hồng hào hơn.

Lá của chúng có thể dùng làm món xà lách trộn và ăn kèm với các loại thực phẩm khác như lá bồ công anh và lá cây me đất.

Bạn cũng có thể chế biến hoa cúc với rau củ. Ở nhiều nơi, cụm hoa được dùng làm giấm hoặc chế biến nước sốt. Không những vậy, nhiều đầu bếp còn dùng hoa cúc để trang trí các món ăn như bánh mì hoa cúc,…


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    DANH MỤC SẢN PHẨM